Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Khái niệm nhà nước pháp quyền và những đặc trưng cơ bản

Tags

Khái niệm nhà nước pháp quyền và những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền


1.1.1 Khái niệm


Trong quá trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến nhà nước và pháp luật thì vấn đề NNPQ đã và đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cưu trong và ngoài nước. Hiện tại, do có nhiều cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề ở những khía cạnh khác nhau, chính vì thế một số vấn đề cơ bản có liên quan đến NNPQ vẫn chưa có được một tiếng nói chung giữa các tác giả. Tuy nhiên, đa phần các tác giả hiện nay đều thống nhất rằng dưới góc độ chính trị – xã hội và phân tầng giai cấp xã hội, NNPQ không phải là một kiểu nhà nước mới, thoát ly các kiểu nhà nước đã tồn tại từ trước như: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước XHCN.

Tóm lại, NNPQ là một hình thức tổ chức nhà nước khá đặc biệt, mà ở pháp luật có ảnh hưởng lớn nhất với mục tiêu thực hiện quyền lực của nhân dân




1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền


Những đặc trưng này được xem là các giá trị phổ biến của NNPQ nói chung đã được đề cập trong nhiều quan điểm, học thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị – pháp lý trong lịch sử phát triển các tư tưởng chính trị – pháp lý nhân loại.

– Thứ nhất: NNPQ có sự ngự trị cao nhất của pháp luật.

+ Luật pháp là tiêu chuẩn cao nhất, là căn cứ cơ bản nhất, là công cụ quản lý chủ yếu để quản lý mọi hoạt động của xã hội và công dân.

+ Quyền lực của pháp luật vượt trên quyền lực của mọi tổ chức chính trị xã hội hay của mọi cá nhân.

Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất về phương diện pháp lý để xác định một nhà nước nào đó có phải là NNPQ hay không và là NNPQ ở trình độ nào.

– Thứ hai: NNPQ ở đó quyền lực nhà nước phải thể hiện ý chí và lợi ích của đại đa số nhân dân

+ Thực hiện chế độ dân chủ trong việc thiết lập quyền lực.

+ Mỗi cá nhân đều là công dân tự do, có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, được quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm.

+ Pháp luật chỉ nghiêm cấm những hành vi xâm hại đến lợi ích của các cá nhân hay tổ chức xã hội.

– Thứ ba, NNPQ có sự bảo đảm thực tế mối quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân.

+ Quyền công dân thuộc về trách nhiệm của nhà nước và ngược lại, quyền của nhà nước thuộc về trách nhiệm của công dân.

+ Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước mọi công dân về những vi phạm pháp luật của mình, làm phương hại đến lợi ích của công dân, của các tổ chức trong xã hội. Ngược lại, công dân và các tổ chức trong xã hội phải thực hiện các nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về những hành vi của mình theo quy định của pháp luật.

Ngoài ba đặc trưng chung cơ bản nêu trên của NNPQ, một số tác giả cho rằng nguyên tắc “ Tam quyền phân lập” cũng là một trong những nguyên tắc đặc trưng của mọi NNPQ. Theo nguyên tắc này, quyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh quyền lực chính là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

1.2. Tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền trong lịch sử

Tư tưởng NNPQ đã hình thành sớm trong lịch sử tư tưởng chính trị – pháp lý, gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc Châu Âu vì tự do, dân chủ.

Tư tưởng về NNPQ luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN), Xixêrôn (l06-43 Tr.CN). Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như John Locke (1632 – 1704), Montesquieu (1698 – 1755), J.J.Rút-xô (1712 – 1778), I.Kant (1724 – 1804), Hêghen (1770 – 1831)… phát triển như một thế giới quan pháp lý mới.

Cùng với các nhà lý luận nổi tiếng nói trên, nhiều nhà luật học, nhà tư tưởng vĩ đại khác cũng đã góp phần phát triển các tư tưởng về NNPQ như Tômát Jepphecxơn (1743 – 1826 – tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776), Tômát Pên (1737 – 1809), Jôn A đam (1735 – 1826)…

Nguồn: luanvanaz.com


EmoticonEmoticon